4. Tôi có phải làm gì đặc biệt để nhận được sự giúp đỡ này?
5. Trường hợp tôi không thể đi làm vì bị mất khả năng lao động thì thế nào?
9. Sẽ ra sao nếu tôi yêu cầu được giúp đỡ, và điền đơn theo đúng mẫu, nhưng DTA vẫn không giúp đỡ tôi?
10. Tôi làm thế nào để tìm được đâu là văn phòng DTA địa phương của tôi?
1. Tôi có một bênh nghiêm trọng hay mất khả năng lao động, hoặc một ai đó trong gia đình tôi bị như vậy. Tôi có nên nói với nhân viên đời sống của tôi?
Bạn không bắt buộc phải nói với nhân viên của bạn. Nhưng nếu bạn bị bệnh hay mất khả năng lao động, hoặc một ai đó trong gia đình bạn bị như vậy, bạn có những quyền có thể giúp bạn. Vì lý do này, bạn co thể muốn nói cho nhân viên đời sống của bạn biết.
Có một điều luật gọi là "Đạo luật Người Mỹ Khiếm dụng" (Americans with Disabilities Act). Luật này nói rằng Bộ Trợ giúp Chuyển tiếp (DTA) không thể lấy đi phúc lợi của bạn hoặc từ chối cung cấp các dịch vụ cho bạn vì những lý do liên quan tới những vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần hoặc những vấn đề về khả năng học hỏi.
Luật này cũng nói rằng DTA phải cung cấp cho bạn những "thu xếp thích hợp" đối với các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của bạn mà có thể được gọi là khiếm dụng. Điều này có nghĩa là DTA có thể phải cung cấp thêm các dịch vụ cho bạn, hoặc thay đổi những gì mà họ yêu cầu bạn phải làm.
Nhưng DTA sẽ không thể giúp bạn theo cách này trừ phi bạn nói cho nhân viên đời sống của bạn biết về tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn được giúp đỡ để quyết định xem có nên nói cho nhân viên đời sống của bạn biết hay không về tình trạng sức khỏe của bạn, văn phòng Các Dịch vụ Pháp lý có thể cho bạn lời khuyên.
2. Những vấn đế sức khỏe nào được bao gồm trong Đạo luật Người Mỹ Khiếm dụng (Americans with Disabilities Act)?
Bạn có những quyền dưới luật này nếu bạn có bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà làm cho bạn rất khó khăn trong những hoạt động căn bản hoặc quan trọng - như làm việc, học tập, hoặc di chuyển.
Vấn đế sức khỏe có thể là bệnh về thể chất, như bị tiểu đường, bị hen suyễn, hoặc bị chứng đau đầu kinh niên. Hoặc cũng có thể là về tinh thần hoặc tình cảm, như mắc chứng trầm cảm, lo âu, hoặc ADHD. Nó cũng có thể là những khiếm dụng về khả năng học hỏi.
3. Sẽ ra sao nếu tôi không thể làm một vài điều mà nhân viên đời sống muốn tôi làm, như đi tới môt buổi hẹn hoặc điền đơn?
Nếu bạn không thể làm một điều nào đó vì lý do sức khỏe, hãy nói với nhần viên của bạn. Nhân viên của bạn nên tìm cách giúp đỡ bạn. Bạn cũng không bị cắt phúc lợi nếu bạn không thể làm một điều gì đó vì lý do sức khỏe.
Theo luật, nếu bạn không thể tới một cuộc hẹn, hoặc nếu tình trạng sức khỏe của bạn làm cho bạn quên mất buổi hẹn, nhân viên của bạn sẽ phải cho bạn một cuộc hẹn khác. Nếu bạn quên cuộc hẹn một cách dễ dàng, hãy yêu cầu nhân viên của bạn điện thoại tới nhà cho bạn để nhắc nhở bạn trước mỗi buổi hẹn. Nếu bạn không thể tới văn phòng đời sống và cần một người nhân viên tới tận nhà, DTA sẽ phải cử nhân viên đến nhà bạn.
Nếu bạn cần một biểu mẫu nào đó được đọc cho bạn, hoặc bạn cần giúp đỡ điền chúng, nhân viên của bạn cũng sẽ giúp đỡ bạn.
Nhân viên của bạn có trách nhiệm tìm mọi cách giúp bạn với bất cứ điều gì mà bạn không thể làm được vì mắc một bệnh nặng về thể chất hoặc tinh thần. Nếu cô ấy không thể giúp bạn, bạn nên yêu cầu được miễn phải làm điều đó.
4. Tôi có phải làm gì đặc biệt để nhận được sự giúp đỡ?
Bạn có thể chỉ cần yêu cầu nhân viên của bạn giúp đỡ những gì bạn cần, và nhân viên của bạn có thể sẽ giúp bạn mà không đòi hỏi bạn phải làm bất cứ điều gì khác. Nhưng có thể bạn cần điền đơn và xin thư chứng nhận từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Nếu bạn không thể đáp ứng một yêu cầu nào đó vì vấn đề sức khỏe mang tính dài hạn, xin hỏi một mẫu đơn gọi là Yêu cầu trợ giúp ADA. Bạn có thể viết vào mẫu này lý do tại sao bạn lại cần được giúp đỡ thêm hoặc lý do tại sao bạn lại không làm được một yêu cầu nào đó. Nếu bạn cần giúp đỡ để điền đơn, nhân viên của bạn có trách nhiệm giúp bạn. Đưa đơn cho nhân viên của bạn hoặc người phụ trách anh ấy hoặc cô ấy. Bạn sẽ phải xin một thư chứng nhận từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để gửi kèm theo đơn.
Nếu bạn không thể đáp ứng một yêu cầu nào đó vì vấn đề sức khỏe mang tính ngắn hạn, hãy nói với nhân viên rằng bạn muốn xin "với lý do chính đáng" cho khoảng thời gian mà bạn bị bệnh.
Bạn vẫn sẽ cần xin một thư chứng nhận từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nói rõ bệnh trạng của bạn và lý do tại sao bạn không thể đáp ứng những gì mà DTA muốn bạn phải làm. Bạn có thể gọi tới chương trình Dịch vụ Pháp lý địa phương để được giúp đỡ.
5. Trường hợp tôi không thể đi làm vì mất khả năng lao động thì thế nào?
Nếu bạn nhận lãnh TAFDC (phụ cấp đời sống), nhân viên của bạn có thể nói với bạn rằng bạn cần phải đi làm. Nếu bạn không thể đi làm vì tình trạng sức khỏe thể chất hay tình thần, bạn có thể không bị mất phúc lợi. Bạn nên yêu cầu một "miễn giảm do khiếm dụng" đối với yêu cầu đi làm. Xin đọc trang tin điện tử Parents with Disabilities để biết thêm về việc làm điều này như thế nào.
Nếu bạn nhận lãnh Phiếu Thực phẩm hoặc Trợ cấp Khẩn cấp nơi ở mà không nhận lãnh TAFDC, nhân viên của bạn có thể vẫn cho bạn biết rằng bạn phải đi làm. Nếu bạn không thể đi làm vì tình trạng sức khỏe vể thể chất hay tinh thần, bạn sẽ không bị cắt phúc lợi. Tuy nhiên thủ tục xin miễn có những điều khác với người hưởng TAFDC. Cứ nói với nhân viên của bạn rằng bạn không thể đi làm vì lý do sức khỏe, và yêu cầu một mẫu biểu mà bạn có thể mang tới cho bác sĩ hoặc người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác để lấy chữ ký.
6. Trường hợp tôi không thể đi làm vì con của tôi hoặc một thành viên khác trong gia đình bị tàn tật/mất khả năng lao động thì thế nào?
Nếu bạn nhận lãnh trợ cấp đời sống welfare (TAFDC) và các con của bản hoặc một thành viên khác trong gia đình có vấn đề sức khỏe làm bạn rất khó khăn trong việc đi làm, hãy hỏi nhân viên của bạn mẫu đơn “TAFDC-4”. Xin đọc Parents Caring for a Disabled Child or Family Member (Cha mẹ Chăm sóc cho Con cái hoặc Thành viên Gia đình bị Tàn tật) để biết thêm thông tin về làm điều này như thế nào.
Nếu bạn nhận lãnh Phiếu Thực phẩm hoặc Trợ cấp Khẩn cấp mà không nhận lãnhTAFDC, nhân viên của bạn sẽ đưa cho bạn một đơn xin khác để bác sĩ ký. Bạn chỉ cần xin bác sĩ một thư giải thích tại sao bạn không thể đi làm và đưa thư đó cho nhân việc của bạn.
7. Trường hợp DTA đưa tôi vào nơi ở tạm nắm cách xa bác sĩ của tôi hoặc một nơi nào đó mà làm tôi sống rất khó khăn do tình trạng sức khỏe/mất khả năng lao động của tôi thì thế nào?
Có một qui định nói rằng DTA sẽ phải tìm cho bạn một nơi ở tạm trong vòng 20 dặm xa thành phố của bạn nếu có chỗ trống. Tuy nhiên, nếu không có chỗ trống trong vòng 20 dặm, DTA có thể phải đưa bạn vào nơi ở tạm nằm ở xa hơn.
Nhưng DTA không thể đưa bạn đi xa mà làm cho bạn hay thành viên khác trong gia đình bạn không thể có được chăm sóc y tế cho những bệnh nghiêm trọng hoặc vì điều này mà gây ra những vấn để liên quan đến sức khỏe.
Xin đừng từ chối đến một nơi ở tạm nằm cách xa. Vì điều này có thể dẫn đến việc DTA chấm dứt quyền lợi về nơi ở tạm của bạn. Hãy nói với DTA bằng văn bản rằng bạn cần một "sự thu xếp thích hợp". Điều này có nghĩa là gia đình bạn cần được xem xét giúp đỡ khác với những gia đình khác vì lý do bị bệnh nặng hoặc tàn tật. Hãy hỏi nhân viên của bạn một mẫu đơn gọi là “Request for an ADA Accommodation (Yêu cầu trợ giúp ADA).” Viết xuống trong đơn này rằng bạn rất muốn nhưng không thể đi tới nơi ở tạm mà ở quá xa. Hãy yêu cầu DTA tìm cách giúp bạn được ở gần hơn. Ví dụ như bạn có thể hỏi DTA đưa tên bạn lên đầu danh sách chờ, và cho bạn ở cùng bạn bè hoặc gia đình cho tới khi có một nơi ở gần cho bạn. Hoặc bạn có thể yêu cầu DTA đưa bạn tới một khách sạn ở gần cho đến khi có chố trống ở nơi ở tạm gần đó. Bạn sẽ phải xin một thư chứng nhận từ bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để gửi kemd theo đơn.
Nếu bạn cần giúp điền đơn, nhân viêc của bạn có trách nhiệm phải giúp bạn. Tuy nhiên, một ý kiến hay là bạn gọi tới các Dịch vụ Pháp lý để xin được giúp đỡ điền đơn này và xin thư chứng nhận của bác sĩ. Bạn sẽ có khả năng cao hơn trong việc giữ quyền lợi về nơi ở tạm và được đưa vào một nơi ở gần hơn nếu bạn có được sự giúp đỡ của những người bảo vệ quyền lợi từ Dich vụ Pháp lý.
8. Nhân viên của tôi muốn hỏi những câu hỏi về khiếm dụng khả năng học hỏi. Tôi có nên trả lời những câu hỏi này hay không?
Nhân viên của bạn sẽ hỏi bạn nếu bạn muốn một "đánh giá khiếm dụng khả năng học hỏi". Nếu bạn nói rằng bạn muốn, cô ấy sẽ hỏi bạn 13 câu hỏi để xem bạn có gặp khó khăn trong việc đọc, làm tính, hoặc làm một vài điều cụ thể khác. Lý do của những câu hỏi này là nhằm đánh giá xem bạn có cần phải có thêm sự giúp trong vấn đề giáo dục, huấn luyện, tìm kiếm việc làm, hoặc làm những điều khác như thu thập giấy tờ hoặc đọc các bản thông báo.
Bạn không bắt buộc phải trả lời những câu hỏi này nếu bạn không muốn. Tuy nhiên, nếu bạn trả lời những câu hỏi này, bạn có thể được nhận thêm trợ giúp từ DTA. Những trợ giúp thêm này có thể có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội được tham gia một khóa huấn luyện hoặc đi học chương trình GED cùng với một giáo viên được đào tạo để có thể dạy theo những phương pháp đặc biệt để bạn có thể tiếp thu dễ dàng hơn. Hoặc nó cũng có thể có nghĩa là nhân viên của bạn sẽ đọc qua điện thoại tất cả các thông báo mà bạn nhận được để đảm bảo rằng bạn hiểu được mọi điều trong các thông báo đó. Vì vậy có thể bạn nên trả lời các câu hỏi đó.
Nếu bạn muốn giúp đỡ để quyết định xem có nên trả lời những câu hỏi này hay không, văn phòng Dịch vụ Pháp Lý địa phương có thể cho bạn lời khuyên. Nếu bạn quyết định trả lời, một vài cảu hỏi nghe có vẻ khó hiểu. Nếu bạn không hiểu một câu hỏi, hãy nói với nhân viên của bạn rằng bạn không hiểu và yêu cầu cô ấy giải thích cho bạn câu hỏi có nghĩa gì.
Nếu câu trả lời của bạn cho thấy rằng bạn có thể có khó khăn trong việc học hỏi được gọi là "khiếm dụng khả năng học hỏi", DTA sẽ cho bạn cơ hội được làm kiểm tra đánh giá với một chuyên gia tâm lý. Nếu bạn quyết định làm kiểm tra này, bạn có thể biết được những thông tin hữu ích giúp bạn học hỏi dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể có cơ hội được tham dự một khóa huấn luyện hoặc một những lớp GED cùng với các thầy giáo có thể giúp bạn học hỏi một cách dễ dàng hơn.
9. Sẽ ra sao nếu tôi yêu cầu được giúp đỡ, và điền đơn theo đúng mẫu, nhưng DTA vẫn không giúp đỡ tôi?
Trước hết, bạn có thể hỏi sự giúp đỡ từ văn phòng Trung tâm DTA. Bạn có thể làm điều này bằng cách nói với nhân viên của bạn rằng bạn muốn một đánh giá lại từ "Nhóm Trợ giúp Trung tâm DTA." Cô ấy có trách nhiệm giúp bạn làm điều đó.
Bạn cũng có thể điền một đơn "khiếu kiện". Điều này có nghĩa là bạn yêu cầu một cuộc điều trần. Nếu bạn nhận được một thông báo bằng văn bản nói rằng DTA sẽ không giúp đỡ bạn, thì đơn khiếu kiện nằm ngay ở mặt sau. Điền đơn đó. Nếu không có đơn nào ở mặt sau, hoặc bạn không nhận được một thông báo nào cả, chỉ cần viết một thư ngắn, nói rằng "Tôi muốn một cuộc điều trần công bằng bởi vì DTA sẽ không giúp cho tôi những gì mà tôi đã yêu cầu." (“I want a fair hearing because DTA will not give me an accommodation that I asked for.” Gửi thư hoặc fax đơn khiếu nại hoặc thư tới:
Division of Hearings
P.O. Box 167
Essex Station
Boston, MA 02112
hoặc
Fax: (617) 348-5311
Bạn cũng có thể nộp khiếu nại với tiểu bang và các văn phòng quyền dân sự liên bang. Để nhận được giúp đỡ làm những việc này, xin gọi tới văn phòng Dich vụ Pháp lý địa phương của bạn
10. Tôi làm thế nào để tìm được đâu là văn phòng DTA địa phương của tôi?
Để tìm văn phòng DTA địa phương của bạn, xin gọi cho DTA Recipient Services (Dịch vụ cho Người nhận lãnh DTA) theo số 1-800- 445-6604.